top of page
Ảnh của tác giảannie_

Bệnh Nấm Mèo - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị | Petmall

Nấm mèo là căn bệnh cực kỳ dễ gặp trên cả mèo và người , bệnh chủ yếu do ký sinh trùng gây ra và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mèo nguy hiểm hơn nó còn có thể lây sang người. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh nấm mèo là như thế nào? Và cách điều trị tại nhà ra sao? Petmall sẽ cho bạn biết ngay sau đây!

Chân mèo bị nấm

Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm mèo - Petmall

Bệnh nấm mèo là thuật ngữ y học chỉ những bệnh ảnh hưởng đến lông, da và móng của mèo cưng. Một số loại ký sinh trùng phổ biến dẫn đến căn bệnh này có thể kể đến như Microsporum canis, Trichophyton mentagrophytes và Microsporum gypseum. Nếu tình trạng bệnh tiến triển nhanh thì sẽ khiến mèo bị viêm da, ngứa ngáy, thậm chí loét da, sưng tấy.


Mặc dù các loại nấm có thể gây bệnh ở những chú mèo khỏe mạnh, nhưng nhìn chung hầu hết các trường hợp nhiễm nấm đều xảy ra ở những chú mèo bị bệnh, suy giảm miễn dịch, rất nhỏ hoặc rất già. Nhìn chung theo Petmall, có những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, mèo ăn phải thực phẩm bẩn, nhiễm nấm dẫn đến dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ

  • Môi trường không đảm bảo an toàn, sống gần nơi tập trung nhiều mèo bị nhiễm nấm hoặc có vấn đề về sức khỏe, không thực hiện cách ly mèo nhiễm bệnh

  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc hệ miễn dịch suy yếu cũng là nguyên nhân khiến mèo bị nhiễm nấm ở da, lông, móng

Mèo đi khám bác sĩ thú y

Mách bạn 3 loại nấm phổ biến ở mèo

Dưới đây là một số loại nấm mèo phổ biến, chủ nuôi cùng tham khảo để có hướng xử lý kịp thời khi mèo mắc bệnh nhé:


1. Loại nấm thứ nhất: Candida

Candida là bệnh nấm mèo xuất hiện ở nhiều loại động vật có lông dài, đặc biệt là mèo. Căn bệnh này do một loại virus có tên là Candida albicans gây ra. Khi tình trạng bệnh tiến triển nặng, cơ quan hô hấp, vùng mắt của mèo sẽ bị tổn thương nặng nề, đặc biệt virus còn dẫn đến nhiễm trùng khoảng trống giữa phổi và thành ngực, bệnh đường ruột và nhiễm trùng bàng quang. Một số nguyên nhân phổ biến khiến mèo mắc bệnh nấm này là do sử dụng lượng thuốc kháng sinh quá liều, tổn thương màng nhầy ở vùng mắt.


banner

2. Loại nấm thứ hai: Mycetoma

Mycetoma là bệnh nấm khiến các mô của mèo nổi sần hoặc có các khối u nhỏ (hay còn được gọi là u nấm eumycotic). Số lượng nấm sẽ liên tục sản sinh tại những vùng viêm nhiễm, tạo thành những tổ hợp dạng hạt nhỏ. Những hạt này thường có màu sắc, kích thước khác nhau. Ở mèo, loại nấm thường xuất hiện ở những nơi khó phát hiện như lòng bàn chân. Khi tình trạng trở nặng, virus sẽ xâm nhập vào sâu bên trong da rồi lan dần ra xương, cực kỳ nguy hiểm.


3. Loại nấm thứ ba: Cryptococcosis

Cryptococcosis là một dạng nấm mèo ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, thần kinh trung ương, da và mắt của mèo cưng. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do mèo cưng tiếp xúc với đất cát nhiễm vi khuẩn hoặc phân chim, đặc biệt là chim bồ câu. Khi mắc bệnh nấm này, mèo cưng thường có những dấu hiệu phổ biến như hắt hơi; nước mũi lẫn máu, mủ; lớp da sưng tấy; nổi sần, mụn nhỏ ở da. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn còn dẫn đến nhiều biến chứng như co giật, trầm cảm, suy giảm thị lực,...


Mèo gãi tai

Dấu hiệu nhận biết mèo nhiễm nấm mèo

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất khi mèo bị nhiễm nấm, bố mẹ hãy cùng Petmall điểm qua xem mèo cưng có gặp phải những triệu chứng bên dưới không nhé:

  • Lớp lông dễ rụng, da bị kích ứng và nổi mẩn đỏ bất thường

  • Da mèo sậm màu hơn bình thường

  • Rụng lông theo mảng hình tròn với tần suất tăng dần

  • Chán ăn, thiếu sức sống và thường xuyên gãi khắp người

  • Sốt cao không dứt, mắt đổ ghèn, đau mắt

  • Khó thở, tiêu chảy không kiểm soát

Mèo nằm dài

Cách điều trị bệnh nấm mèo nhanh chóng

Dưới đây là những cách hỗ trợ điều trị khi mèo bị bị nhiễm nấm, mời chủ nuôi cùng tham khảo để có phương hướng xử lý hợp lý nhé:


1. Cách ly mèo bệnh & vệ sinh chỗ ở của mèo

Nếu mèo cưng đang bị nhiễm nấm thì tốt nhất bạn nên cách ly chúng với những con vật khác trong nhà để không lây chéo. Đồng thời, chủ nuôi cũng tiến hành tổng vệ sinh khu vực sống của mèo nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, sinh sôi nảy nở của virus, vi khuẩn. Ngoài ra, khi giặt giũ chăn gối, rửa bát thức ăn, đồ chơi của thú cưng, chủ nuôi cũng cần mang găng tay và đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân.


2. Đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y

Mèo khám bệnh

Khi phát hiện mèo có những triệu chứng kể trên, chủ nuôi cần đưa mèo đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, bác sĩ thú y sẽ thực hiện hàng loạt xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh nấm mèo. Cụ thể, nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống, thuốc bôi để ức chế sự phát triển của virus.


Trong trường hợp tình trạng nấm mèo trở nặng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ những tổn thương ở vùng viêm nấm nặng và kê thuốc kháng viêm cho mèo cưng. Do vậy, bạn không tự ý thăm khám, bôi thuốc khi chưa có sự can thiệp của bác sĩ để tránh tình trạng của mèo yêu trở nặng hơn.


Chăm sóc mèo bị nấm đúng cách

Cạo lông cho mèo

Trong quá trình chăm sóc mèo bị nấm, chủ nuôi có thể lưu lại những mẹo sau và ứng dụng:

  • Bạn nên cạo lông mèo theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để tránh tình trạng nấm mèo lan rộng và khó bôi thuốc

  • Nên trang bị loa đeo cho mèo để tránh tình trạng mèo liếm vào vùng bôi thuốc

  • Tắm cho mèo đúng cách theo chỉ dẫn từ bác sĩ thú y, từ bỏ quan niệm kiêng tắm vì chỉ khiến vết viêm nhiễm của mèo nặng thêm đó ạ

Như vậy vừa rồi Petmall đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh nấm mèo như các loại nấm phổ biến, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những căn bệnh thường gặp khác ở mèo thì đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Petmall nhé.

banner

Chu đáo, nhanh chóng trong từng đơn hàng!

10 Trần Não, P.An Khánh, Tp.Thủ Đức, HCM.

103 Thảo Điền, P.Thảo Điền, Tp.Thủ Đức, HCM.

Hotline: 0902848949




783 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Комментарии

Оценка: 0 из 5 звезд.
Еще нет оценок

Добавить рейтинг
bottom of page